Tuesday 2 August 2016

CHỈ SỐ RSI - RELATIVE STRENGTH INDEX

   Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index), được phát triển bởi J. Welles Wilder. RSI là một dao động lực, dùng để đo tốc độ và những thay đổi của biến động giá.


  RSI được tính như sau :
    RSI = 100 - 100/(1+RS)
  Trong đó:
  RS = Trung bình cộng các mức tăng của n phiên liên tiếp / Trung bình cộng các mức giảm của n phiên liên tiếp
Mặc định, RSI được tính trong 14 phiên liên tiếp (n =14). Nhà đầu tư có thể thay đổi thông số tùy theo phương pháp đầu tư của mỗi cá nhân.

1. Quá mua - Quá bán :
    RSI dao động từ 0 đến 100 : 
  - RSI = 50 được xem là mức cân bằng của giá (bên mua = bên bán)
  -Khi RSI lớn hơn 70, là chỉ báo quá mua. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư nên hạn chế mua vào, vì giá đã quá cao. Hay bên mua đã mua quá nhiều.
  - Khi RSI nhỏ hơn 30, là chỉ báo quá bán. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư nên hạn chế bán ra. giá đã quá thấp. Hay bên bán đã bán quá nhiều.

    Trên thực tế, RSI mặc dù đã vào vùng quá mua nhưng giá cổ phiếu vẫn cứ tăng liên tục trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do bên Mua  quá mạnh so với bên bán. (hình dưới)


2. Dấu hiệu bán cho Trader ngắn hạn :
   Khi RSI chạm hoặc đã vượt qua mức 70, sau đó tạo đỉnh và đi xuống, thì đây là dấu hiệu bán lý tưởng cho các Trader ngắn hạn.

    Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, để tối ưu hóa lợi nhuận, nên kết hợp thêm các phân tích khác để xác định xu hướng của giá. Nếu giá vẫn nằm trong kênh tăng thì không có gì phải vội để bán ra.
3. Dấu hiệu phân kỳ :
    Phân kỳ giá lên


    Phân kỳ giá xuống


No comments:
Write nhận xét