Wednesday, 27 July 2016

QUY TRÌNH MUA BÁN CỔ PHIẾU

Như vậy, qua bốn bài viết trước Chiến Võ đã chia sẻ trong mục Hướng dẫn đầu tư:




Mọi người đã biết được về Thị trường chứng khoán, cách mở tài khoản và đặt lệnh mua/bán cổ phiếu rồi. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, vì, nên mua cổ phiếu nào là tốt ? thời điểm nào nên mua ? thời điểm nào nên bán ? ... Đây cũng chính là câu hỏi mà tất cả mọi nhà đầu tư từ xưa tới nay luôn tự hỏi bản thân mình. Có người đã quyết định chính xác, kiếm được tiền. Có người quyết định sai nên nhận lấy thất bại.

Vậy quy trình mua /bán cổ phiếu  mà các nhà đầu tư nên làm là gì ? Còn mục đích thì mọi người cũng đã biết rõ. Để giảm thiểu rủi ra, và tăng khả năng sinh lời cho tài khoản, hầu hết các nhà đầu tư đều tiến hành theo các bước sau,  trước khi đặt lệnh :

1. Chọn cổ phiếu.

Việc lựa chọn cổ phiếu không hề đơn giản tí nào. Để chọn cổ phiếu phù hợp, nhà đầu tư thường áp dụng hai phương pháp sau: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

- Phân tích cơ bản: là phân tích, đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp bằng cách phân tích vi mô của doanh nghiệp đó, thông qua Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh mỗi quý, kết quả kinh doanh hàng năm. Và các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có kết quả làm ăn tốt sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn, và ngược lại.

- Phân tích kỹ thuật : là phân tích sức mạnh cung cầu của cổ phiếu trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Bằng cách phân tích các chỉ số từ các thông số kỹ thuật được lưu lại trên Hệ thống giao dịch. Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư biết được xu hướng giá, và tâm lý của đối thủ, từ đó đưa ra các quyết định nên mua hay nên bán ở những thời điểm nào cho hợp lý.

2. Phân tích tâm lý chung của nhà đầu tư trên thị trường.

 Tâm lý chung trên thị trường đang phấn khích nghĩa là thị trường đang rất sôi động, và ngược lại. Để phân tích được tâm lý chung trên toàn thị trường thì ta phân tích khối lượng giao dịch. Nếu khối lượng tăng là lượng cung và cầu tăng, cho thấy nhà đầu tư đang quan tâm tới thị trường, và ngược lại.

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến động chung trên thị trường chứng khoán, như : Tình hình kinh tế vĩ mô, thông tin chính trị; các thông tư, chính sách ban hành của Nhà nước có tác động đến Doanh nghiệp; tỷ giá; giá dầu thế giới; giá vàng; ....

3. Quản trị rủi ro.

 *   Ở đây, Chiến Võ chỉ giới thiệu qua các bước để mọi người định hướng thôi, còn việc thực hiện từng bước như thế nào thì Chiến Võ sẽ nói rõ hơn ở từng phần cụ thể.
      Như vậy là phần Hướng dẫn đầu tư của Chiến Võ đến đây là  kết thúc. Hẹn gặp lại mọi người ở các phần tiếp theo !

No comments:
Write nhận xét