Ichimoku Cloud còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo - dịch là Biểu đồ trạng thái cân bằng một cái nhìn. Chỉ cần nhìn vào biểu đồ, nhà đầu tư có thể xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, xác định xu hướng, đo đà và các tín hiệu mua bán. Ichimoku Cloud được phát triển bởi nhà báo người Nhật Goichi Hosoda.
Tenkan-sen = (9 giai đoạn cao + 9 giai đoạn thấp) / 2
Kijun-sen = (26 giai đoạn cao + 26 giai đoạn thấp) / 2
Senkou Span A = (Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2
Senkou San B = (52 giai đoạn cao + 52 giai đoạn thấp) / 2
Chikou Span : là đường kênh giá nhưng được vẽ lùi về sau 26 ngày.
Trong đó, Senkou Span A và Senkou Span B tạo thành một dải mây luôn di chuyển trước 26 ngày.
Nhà đầu tư có thể tùy biến các thông số tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân.
Nhận biết cơ bản:
1. Hỗ trợ và kháng cự :
- Tenkan, Kijun, Senkou Span A và Senkou Span B vừa đóng vai trò hỗ trợ, vừa đóng vai trò kháng cự cho đường kênh giá và đường Chikou Span.
- Đám mây luôn di chuyển trước 26 ngày, nên nhà đầu tư khi nhìn vào có thể biết được nó là kháng cự hay hỗ trợ trong tương lai.
+ Khi độ rộng của đám mây càng lớn (mây dày), cho thấy hỗ trợ là mạnh nếu giá nằm trên mây. Đồng thời, là kháng cự mạnh nếu giá nằm dưới mây. Nếu giá nằm trong mây, khả năng thoát ra ngoài là thấp (bị nhốt)
+ Khi mây bị co hẹp lại ( mây mỏng), cho thấy khả năng hỗ trợ/Kháng cự là yếu.
2.Xác định xu hướng :
- Khi giá nằm trên đường Tenkan và Kijun, cho thấy xu hướng tích cực.
- Khi giá nằm dưới đường Tenkan và Kijun, cho thấy xu hướng tiêu cực.
- Đường Tenkan nằm trên đường Kijun cho thấy xu hướng là tích cực.
- Khi giá nằm trên mây, cho thấy xu hướng là tích cực.
- Khi giá nằm dưới mây, cho thấy xu hướng là tiêu cực.
- Khi giá nằm trong mây (hay bị nhốt trong mây), không rõ xu hướng.
- Khi mây màu xanh (Senkou Span A nằm trên SenKou Span B), cho thấy xu hướng tích cức.
- Khi mây chuyển sang màu đen (Senkou Span A nằm dưới Senkou Span B), cho thấy xu hướng là tiêu cực.
- Khi đám mây co hẹp và di chuyển ngang, cho thấy giá sẽ đi ngang. Và rất khó hình thành xu hướng mới.
Phân tích Mây Ichimokou:
1.Phân tích cổ phiếu HSG
Biểu đồ HSG cho thấy, mây ở phía trước đang bẻ xuống cho thấy dấu hiệu tiêu cực, nếu chuyển sang màu đen trong tương lai sẽ hình thành một xu hướng Dowtrend mạnh. Hiện tại giá đang bị nhốt trong cổ mây, nhưng vùng mây này không đủ dày. Hơn nữa, sau một khoảng thời gian dài tăng giá và giá đã nhiều lần bị hút về mây, và sau khi bị hút vào mây, đã thoát ra nhưng bị hút lại. Điều này cho thấy sức tăng cổ phiếu HSG đã hết. Hay bên mua bán đã hoàn toàn áp đảo.
Nhà đầu tư nếu còn giữ cổ phiếu nên tranh thủ bán ra, khi giá chưa xuyên thủng mây.
2.Phân tích cổ phiếu SVC:
Giai đoạn tháng 4-5/2016, giá đã tạo đà và thoát khỏi mây, nhưng Chikou span đã bị mây nhốt lại. Điều này cho thấy rằng, nhà đầu tư không nên vội mua khi giá vừa thoát khỏi mây, mà phải chờ Chikou span thoát ra hoàn toàn rồi mới xem xét mua vào.
Cổ phiếu VSC sau khi tăng một thời gian dài mà không bị hút vào mây, do đi quá xa nên đã bị mây hút mạnh. Lực hút là rất lớn. Giá bị hút ngay tại cổ mây thuộc vùng mây mỏng, tại đây giá đã thoát ra nhưng bất thành, và xuyên thủng mây.
Hiện tại giá đang nằm dưới mây, phía trước đã hình thành mây đen, cho thấy xu hướng giá khá tiêu cực. Giá sẽ còn đi xuống mạnh
Đường Chikou Span cho thấy rằng, khi nó về vùng giá 35 sẽ gặp mây, tại đây nó sẽ được hỗ trợ.
Nhà đầu tư nên đứng ngoài trong giai đoạn này.
Ở biểu đồ này cho thấy thêm rằng, khi giá bị hút về tại đỉnh mây sẽ được hỗ trợ tốt hơn tại cổ mây (cái này là do tôi tự đặt tên)
Trong phân tích mây Ichimoku, mây luôn tạo ra một lực hút đối với giá nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần xem xét khi giá đến gần vùng mây, mà mua/bán cho phù hợp để tối ưu lợi nhuận.
No comments:
Write nhận xét