1.
Hệ số khả năng thanh toán:
Hệ số thanh khoản sẽ cho biết khả năng của cty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn, cũng như khả
năng chuyển đổi tài sản hiện thời thành tiền. Khả năng thanh toán bao gồm các yếu
tố sau:
-
Vốn lưu động thuần:
Cty nào cũng cần vốn lưu động (VLĐ) để tài trợ cho các hoạt động hàng
ngày. Duy trì mức VLĐ hợp lý là yêu cầu hết sức quan trọng đối với các cty, bởi
điều đó giúp cty kịp thời trang trải nghĩa vụ hiện tại , khả năng mở rộng sản
xuất và tìm kiếm cơ hội mới.
VLĐ thuần là hiệu số giữa tài sản hiện thời (Tài sản lưu động) và nợ ngắn
hạn.
VLĐT = Tổng tài sản hiện thời – Tổng nợ ngắn hạn.
-
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (HSTTHT) :
Hệ số này
chỉ ra khả năng của cty đối với việc
trang trải nợ ngắn hạn bằng số tài sản hiện thời. Hệ số thanh toán hiện thời thấp
thể hiện rằng Vốn lưu động có vấn đề. Hệ số này được tính như sau:
HSKNTTHT = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn
Ví dụ : Cty ABC có hệ số thanh toán hiện thời là 2.000 vnđ, nghĩa là có 20.000 vnđ tài sản lưu
động để thanh toán cho 1 vnđ nợ ngắn hạn.
Rất nhiều nhà phân tích cho rằng hsttht ít nhất là 2/1 thì doanh nghiệp
mới được xem là đủ độ an toàn. Tuy nhiên hàng tồn kho cũng được coi là tài sả
lưu động, nên nhà phân tích phải tính đến giá trị của chúng khi phân tích hsttht. Trong nhiều trường hợp hệ hsttht an
toàn có thể thiếu chính xác bởi hàng tồn kho có thanh khoản thấp. Thực tế cho
thấy các cty có giá trị hàng tồn kho nhỏ và các khoản nợ dễ thu hồi vẫn có thể hoạt động ổn định, dù hsttht thấp.
-
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (hệ số thử
Axit):
Do hệ số thanh toán hiện thời có thể bị
sai lệch bởi giá trị hàng tồn kho
của cty, nên người ta lập ra hệ số thử axit – là hệ số đo lường khả năng thanh toán chặc chẽ hơn so với khả năng thanh
toán hiện thời. Hệ số thử axit được tính theo công thức:
HST Axit = (Tổng tài sản lưu động –Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn
Thông thường, hệ số Axit lớn hơn 1 là an toàn, vì nó cho thấy cty có khả
năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà
không cần đến các nguồn thu hay doanh só bán hàng.
-
Hệ số tài sản tiền tệ:
Đây gần như là phép thử chắc chắn nhất về khả năng đáp ứng nghĩa vụ hiện
thời của một cty. Hệ số này được tính như sau:
HSTSTT = (Tiền + CK có thể bán trên thị trường)/Tổng nợ ngắn hạn
-
Lưu chuyển tiền tệ:
Lưu chuyển tiền tệ phản ánh số tiền được tạo ra bởi hoạt động của cty.
Các kỹ thuật phân tích cơ bản luôn phải xem xét chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả
năng của một cty trong việc đáp ứng các chi phí hiện thời và chi trả cổ tức.
Để xác định lưu chuyển tiền tệ người ta cộng chi phí khấu hao với lợi nhuận ròng (hay lỗ). Chỉ tiêu
này được lấy từ báo cáo thu nhập.
LCTT = Lợi nhuận ròng(hay lỗ) + Khấu
hao hàng năm
Lưu chuyển tiền tệ là số dương, cho thấy thu nhập của cty đủ trang trải
các chi phí, và chắc chắn sẽ chi trả cỏ tức. Lưu chuyển tiền tệ là số âm, nghĩa
là cty thua lỗ và khó khăn khi cần trang trải nợ ngắn hạn.
2.
Tỷ lệ vốn hóa:
Nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ này để đánh giá nguy cơ phá sản của một
cty.Việc phân tích này bao gồm đến vốn dài hạn của một cty. Vốn dài hạn trong bảng
cân đối kế toán bao gồm toàn bộ vốn cp cộng vớ nợ dài hạn Bao gồm các công thức:
-
Tỷ lệ cp thường:
Cho biết tỷ lệ cổ phiếu thường trong tổng số vốn dài hạn
Hệ số CP Thường = (mệnh giá cp thường+Thặng dư vốn+Thu nhập giữ lại)/Tổng
số vốn dài hạn
-
Tỷ lệ cp ưu đãi:
Cho biết tỷ số cp ưu đãi trong tổng số vốn dài hạn:
TLCPUĐ = Mệnh giá cp ưu đãi/tổng số vốn dài hạn
-
Tỷ lệ trái phiếu: cho biết tỷ lệ phần trăm của vốn
dài hạn so với trái phiếu.
TLTP = Mệnh giá của trái phiếu/Tổng số vốn dài hạn
-
Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần:
Được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của một công ty:
TLNSVVCP = (các trái phiếu + cp ưu đãi)/(Mệnh giá cp thường + Thặng dư vốn
+ Thu nhập giữ lại)
3.
Hệ số trang trải:
Các hệ số trang trải đo lường khả năng của một cty trong việc trả lãi cho
các trái chủ và trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi.
-
Hệ số thanh toán lãi trái phiếu:
Việc không thanh toán lãi cho các trái chủ sẽ khiến cty không thể tiếp tục
vay nợ được. Bằng sự so sánh số tiền sẵn có để trả lãi với số tiền lãi mà cty thật
sự đã thanh toán, nhà phân tích có thể đánh giá mức độ an toàn của các trái chủ.
Hệ số thanh toán lãi trái phiếu được tính như sau:
HSTTLTP = Lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế (EBIT)/Chi phí tiền lãi
trái phiếu hàng năm.
-
Hệ số thanh
toán cổ tức ưu đãi:
Việc không chi trả cổ tức ưu đãi là một sai lầm nghiêm trọng, vì ddieuf
này có thể ảnh hưởng tới giá tị trường của cp ưu đãi. Vì thế, các nhà phân
tischcaafn phải xác định khả năng chi trả cổ tức của một cty. Hệ số thanh toán
cổ tức được tính như sau:
HSTTCTƯĐ = Lợi nhuận ròng/Cổ tức ưu đãi.
-
Khả năng lợi nhuận và sử dụng tài sản:
Việc tính toán khả năng lợi nhuận
cho biết số lợi nhuận mà một cty đạt được cho mỗi đồng tiền hàng bán ra.
Các nhà phân tích thường nhìn vào toàn bộ
thu nhập hoạt động (lợi nhuận gộp) và lợi nhận ròng để đánh giá khả năng tạo
ra lợi nhuận.
HSTLN = Thu nhập hoạt động/Doanh số thực
-
Hệ số lợi nhuận ròng:
Để tính toán lợi nhuận ròng thu được từ mỗi đồng tiền bán hàng, dùng công
thức sau:
HSLNR = Thu nhập thuần túy/Doanh số thực
-
Tỷ lệ hoàn vốn của cp thường:
Tỷ lệ hoàn vốn của cp tường là một thước đo quan trọng đối với khả năng tạo ra lợi nhuận của cty .
Dưới đây là công thức so sánh số thu nhập mỗi năm của các cổ đông thường với
các cổ phiếu thường của cty:
TLVHCPT = (Lợi nhuận ròng-Cổ tức ưu đãi)/(Mệnh giá cp thường+Thặng dư vốn+Thu
nhập dữ lại)
-
Tỷ lệ luân chuyển hàng hóa(vòng quay hàng tồn
kho):
Tỷ lệ luan chuyển hàng hóa thể hiện hiệu quả việc quả việc quản lý hàng tồn
kho của cty. Tỷ lệ luân chuyển hàng hóa
thấp cho biết giá trị hàng tồn kho là quá lớn, tức là cty sử dụng tài sản không
hiệu quả. Thông thường, tỷ lệ luân chuyển cao cho thấy sản phẩm được tiêu thụ
nhanh và chi phí tồn kho thấp.
Tỷ lệ hàng hóa được tính như sau:
TLLCHH = Chi phí của hàng bán ra/Hàng tồn kho.
-
Giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường:
Nhà phân tích sẽ dựa vào bảng cân
đối kế toán để so sánh giá trị tài sản với
giá chứng khoán mà cty đã phát hành, con
số này được gọi là giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường, hoặc gọi là giá trị tài sản
hữu hình thực.
GTSS = (Tổng TS – TS vô hình – Tổng
số nợ - Cổ phiếu ưu đãi)/Số cổ phiếu thường.
Không nên nhầm lẫn giá trị sổ sách với giá trị thanh khoản, và giá trị thị trường. Giá trị thanh khoản thực tế của một cty phụ thuộc vào số tiền cty nhận được do bán tài sản, còn giá trị thị trường bị chi phối bởi cung - cầu của cổ phiếu đó trên thị trường.
4.
Đánh giá thu nhập :
-
Thu nhập trên cổ phần (ROE – Return On Equity):
Hệ số thu nhập trên cổ phần hay hệ số xoay vòng vốn, là thước đo tỷ suất
lợi nhuận của cổ đông. Đây là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty
trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng tiền vốn đầu tư của mình, và cty
nào đạt được hệ số ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của cty đó càng mạnh,
và ngược lại. Vì thế các nhà phân tích chứng khoán và các cổ đông đặc biệt quan
tâm đến hệ số này.
Nói chung hệ số ROE càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn. ROE được
tính như sau:
ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.
-
Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI – Return On
Investment):
Đây là hệ số của cty Du Pont phát triển để sử dụng riêng, nhưng ngày nay
nó được rất nhiều cty lớn sử dụng như một cách thức tiện lợi để xác định tổng
thể những ảnh hưởng của các biên lợi nhuận lên tổng tài sản.
ROI = [Thu nhập ròng/Doanh số bán hàng] x [Doanh số bán hàng/Tổng tài sản]
= Thu nhập ròng/Tổng tài sản.
Công thức này dùng để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một cty và cách
thức cty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả
thì thu nhập sẽ cao (và ROI cao), và ngược
lại.
-
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS )
Yếu tố chủ chốt đóng góp cho giá
thị trường là thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS). Chỉ số này cho biết thu nhập của
mỗi cổ đông thường . Công thức:
EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu
đãi)/Số lượng cổ phiếu đã phân phối.
-
Hệ số giá trên thu nhập P/E (Price to Earnings)
Do nhà đầu tư phân tích có xu hướng dự đoán triển vong trong tuong lai của
công ty, nên giá thị trường sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Hệ số P/E chính là chỉ số đo lường giữa giá thị trường và EPS.
Hệ số giá/thu nhập = Giá thị trường/thu
nhập của mỗi cổ phiếu
Hệ số P/E cao cho thấy nhà đầu tư đang trả giá cao cho thu nhập hiện tại họ kỳ vọng thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Các cổ phiếu có P/E cao (đặc biệt là cty có mức tăng trưởng tốt) thường có khuynh hướng trả cổ tức thấp.
- Hệ số chi trả cổ tức
Hệ số chi trả cổ tức đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng mà cty trả cho cổ đông (thường dưới dạng cổ tức). Hệ số chi trả cổ tức được tính như sau:
Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức chi trả cho các cổ phiếu thường hàng năm/EPS thu nhập của mỗi cổ phiếu.
- Hệ số lãi cổ phần trên thời giá ( lợi tức hiện thời ):
Lợi tức hiện thời của cổ phiếu thường thể hiện tỷ lệ hoàn vốn cổ tức dựa trên giá thị trường hiện thời của cổ phiếu. Chỉ số này được tính như sau:
Lợi tức hiện thời = Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường/Thị giá
* Như vậy, từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của cty, nhà đầu tư có thể tính được các chỉ tiêu cơ bản nhằm xác định sự lành mạnh về tài chính và khả năng thu nhập từ cổ phiếu của một cty.
Hệ số P/E cao cho thấy nhà đầu tư đang trả giá cao cho thu nhập hiện tại họ kỳ vọng thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Các cổ phiếu có P/E cao (đặc biệt là cty có mức tăng trưởng tốt) thường có khuynh hướng trả cổ tức thấp.
- Hệ số chi trả cổ tức
Hệ số chi trả cổ tức đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng mà cty trả cho cổ đông (thường dưới dạng cổ tức). Hệ số chi trả cổ tức được tính như sau:
Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức chi trả cho các cổ phiếu thường hàng năm/EPS thu nhập của mỗi cổ phiếu.
- Hệ số lãi cổ phần trên thời giá ( lợi tức hiện thời ):
Lợi tức hiện thời của cổ phiếu thường thể hiện tỷ lệ hoàn vốn cổ tức dựa trên giá thị trường hiện thời của cổ phiếu. Chỉ số này được tính như sau:
Lợi tức hiện thời = Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường/Thị giá
* Như vậy, từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của cty, nhà đầu tư có thể tính được các chỉ tiêu cơ bản nhằm xác định sự lành mạnh về tài chính và khả năng thu nhập từ cổ phiếu của một cty.
No comments:
Write nhận xét