1/ Một số chứng bệnh về vòng một:
Có thể điều trị theo những phương thuốc sau :
- Khi phụ nữ bỗng nhiên thấy đau ở vú và núm vú thì lấy một nắm rau cỏ bợ tươi, rửa sạch giã nát rồi cho thêm một ít nước sau đó vắt lấy nước cốt rồi hòa vào một cốc nước đun sôi để nguội chia làm hai lần uống trong ngày, bã còn lại thì dùng đắp lên chỗ sưng đau. Cứ thế liên tục từ 2-3 ngày là khỏi.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet |
- Rễ rau huyên giã nát hòa với rượu, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng đau lập tức thấy hiệu nghiệm.
- Nếu bầu ngực bị sưng nứt thì dùng một nắm nhỏ lá mồng tơi rửa sạch giã thật nhuyễn , cho thêm một ít muối ăn rồi đắp lên sau 3 lần đắp sẽ khỏi.
- Rau má, lá bồ công anh cho vào sắc với nửa ấm nước (tốt nhất là dùng ấm đất khi sắc thuốc) đun đến khi còn 1/4 nước thì lấy ra dùng ấm, bã dùng đắp vào chỗ sưng đau.
- Phụ nữ sau khi sinh con vú sưng to, đau nhức có khi làm mủ vỡ loét... do tuyến sữa bị tắc nghẽn. Nếu gặp phải trường hợp này thì dùng hạt mè nhai nát nhuyễn đắp lên, sau vài ngày sẽ khỏi.
- Nếu vú nổi lên một mụn đỏ thì nên chữa ngay. Lấy 1 củ cải trắng còn nguyên lá rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp lên thì khỏi.
- Do tắc sữa vú sưng đau thì lấy 50g lá và cành nhỏ đinh lăng sắc với hai bát nước đến khi còn một bát thì uống.
2/ Các chứng bệnh ở "cửa mình" :
+ Khi âm hộ bị ngứa lở thì lấy một nhúm hạt mè, nhai nhuyễn đắp vào, sau vài lần sẽ khỏi.
+ Khi âm hộ bị lở loét thì sắc Địa cốt bì (rễ cây rau kỷ lấy vào mùa đông- có thể mua ngoài hiệu thuốc), ngâm rửa thường xuyên thì khỏi.
+ Khi rửa mình thấy lạnh thì lấy rau dền rửa sạch, giã nát vắt lấy nước bôi lên, đồng thời dùng bã đắp lên vài ngày tì khỏi.
+ Dùng 200-300 hạt mã đề, xạt bỏ vỏ ngoài, sao lên rồi tán thành bột. Ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội , uống 3-4g/lần.
+ Khi "cửa mình sưng đau thì lấy một nắm rau sam rửa sạch đắp vào vài lần sẽ khỏi.
+ Phụ nữ bị mắc chứng bạch đới thì lấy 1 bát đậu ván trắng sao chín, tán nhỏ mỗi lần uống cùng với nước cơm, mỗi lần uống từ 7-8g rất hiệu quả.
+ Phụ nữ bị mắc chứng bạch đới, âm đạo ngứa và tiết ra những chất trắng lầy nhầy như mủ chuối, đau bụng dưới và ngang thắt lưng. Hái lấy 600g rau bợ đem phơi khô. Mỗi ngày lấy 18-20g sắc với 3 bát nước đến lúc còn 1 bát thì uống trong ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ. Khi uống hâm lên cho nóng. Rồi khoảng 40g nấu sôi, sau thêm một ít nước lạnh cho nóng vừa rồi ngâm và rửa kỷ cửa mình. Sau vài ngày là khỏi.
3/ Các chứng bệnh về kinh huyệt :
- Phụ nữ bị bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều, hoặc đang có kinh bị đau dằn bụng dưới thì nấu cháo đậu xanh với gan lợn, ăn rất công hiệu.
+ Nếu kinh huyệt không đều hoặc bế kinh lâu ngày không thông thì lấy một bát đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột , mỗi ngày uống khoảng 10g với nước cơm, ngày 3 lần.
- Kinh nguyệt bị tắc (bế kinh) hàng tháng tới kỳ kinh không ra được khiến bụng dưới tức, eo lưng và bắp đùi đau ê ẩm, người mệt mỏi, nóng sốt từng cơn thì lấy khoảng 2 lạng hạt cải trắng, tán nhỏ, khi bụng đói tì uống 7-8g hòa với rượu rất hiệu nghiệm.
- Nếu kinh huyệt ra không đều (tháng thì ra sớm, tháng ra muộn hoặc có tháng không thấy ra) thì lấy khoảng 30-40g lá rau diếp cá còn tươi, rửa sạch sắc với nước uống thường xuyên.
- Phụ nữ thường bị đau bụng, lưng thấy ê ẩm thì hái rau má trong thời kỳ ra hoa, phơi khô tán thành bột, uống ỗi buổi sáng. Uống pha với nước sôi để nguội, ngày khoảng 10g.
- Mỗi khi hành kinh thấy bụng đau nhói không thể chịu được, là do khí huyết bị hư trệ. Lấy 1 nắm rau hẹ cả gốc, rửa sạch , giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm rượu mà uống.
- Trường hợp bị kinh ngược, đảo kinh thì lấy rau hẹ giã nát, vắt lấy 1 chén nước cốt, pha nửa chén nước tiểu trẻ em (trẻ nam- đồng tiện) rồi chưng nóng lên, uống rất hiệu nghiệm.
- Khi bị băng huyết có thể dùng những phương thuốc sau:
+ Dùng hoa kinh giới đã phơi khô, 15g sắc với 200ml nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
+ Lấy kinh giới, gương sen mỗi thứ 30g, sao đen tán thành bột, uống 5g/lần/ngày khi bụng đang đói.
+ Trường hợp bị băng huyết, thổ huyết thì lấy rau cần ta (dùng cả lá, thân, rễ) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, sau đó nằm lên giường, gối đầu cao và tránh cử động. Sau khi thấy ngừng ra máu, thổ huyết thì tiếp tục lấy nước cốt rau cần uống hoặc luộc tái ăn cả cái lẫn nước, ngày dùng 2-3 lần, vài ngày khỏi hẳn.
+ Khi đẻ bị ra nhiều máu, dùng nước cốt rau má tươi uống. Hoặc lấy củ và rễ rau má sạch sao vàng rồi sắc uống.
+ Nếu bị băng huyết không cầm máu được thì lấy hoa đậu ván trắng sấy khô, tán nhỏ uống với nước sắc của gạo đã được sao vàng. Mỗi lần uống khoảng 10g vào lúc đói.
4/ Khi mang thai :
Khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải những vấn đề về thai, tùy theo dấu hiệu bệnh tật mà dùng thuốc.
- Có thai mà tiêu chảy không ngừng: Khi mang thai mà tiêu chảy không ngừng rất mất sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Lấy một bát gạo tẻ lâu năm sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 8-10g hòa với nước cơm thì khỏi, ngày uống 1-2 lần.
- Khi có thai hay đau bụng, bí đại tiện: Khi phụ nữ mang thai mà thấy trong người nóng bức khó chịu, chán cơm, biến ăn, hay đau bụng, bí đại tiện thì lấy rau má, rau sam mỗi loại một nắm khi sáng sớm còn sương, rửa sạch trộn lẫn, giã nát vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, uống 2-3 lần/ngày.
_ Bị động thai : Có thể theo các phương thuốc sau :
+ Khi bị động thai, thai trồi lên làm người mẹ bị nôn ọe dữ dội thì lấy cành tía tô và sắn dây mỗi thứ 12g sắc lấy nước uống thì khỏi.
+ Lấy một nắm lá hoa huyên phơi khô tự nhiên, 2 khúc cá chép tươi, nấu thành canh , ăn cả nước lẫn cái. Ăn liên tục 2-3 ngày thì khỏi.
+ Lấy 1 nắm tầm gửi dâu, 1 nắm ngải cứu cho vào sắc còn 1 bát thì uống.
- Sốt cao khi mang thai: Khi mang thai 6-7 tháng bị sốt cao, người xanh xao, thiếu máu thì lấy khoảng 100g hành cho vào đun sôi với 3 lít nước. Để nước ấm thì ăn hành và uống nước cho toát mồ hôi. Vẫn tiếp tục ăn uống bồi dưỡng bình thường.
- Bị nhức đầu, bụng cồn cào: Khi có thai mà bị nhức đầu, nôn mửa, bụng thấy cồn cào hoặc có thai mà buồn nôn, thai không yên, thì nấu cháo đậu xanh ăn với đường hoặc nhai sống, nuốt nước rất công hiệu.
- Uống nhầm thuốc bị động thai : Khi mang thai mà uống phải hàm lượng thuốc nóng, làm thai bị động thì lấy ngay một chén đậu ván trắng, bóc bỏ vỏ, tán nhỏ thành bột rồi hòa với nước uống, mỗi lần uống 7-10g là khỏi.
- Phụ nư mang thai mà bị mắc chứng đau tim: Nếu bị trường hợp này nên lấy ngay một chén hạt mè sắc với 2 bát nước, đến khi còn độ 6 phần thì lấy nước uống.
- Bị đái rắt khi mang thai: Khi phụ nữ có thai bị lậu nhiệt đái rắt thì lấy hạt mã đề và hạt vông vang tỉ lệ 2:1 , tán nhỏ, sắc lấy nước uống, uống đến khi đi tiểu dễ dàng thì thôi. Nếu không có hạt thì lấy rễ sắc cũng được. Lưu ý: khi mang thai mà sử dụng mã đề nên cẩn thận, nên dùng ít, và dùng từ từ.
5/ Khó sinh :
- Khi sinh còn rất khó khăn thì lấy ngay 7 hạt đậu đỏ tán nhỏ cho uống với một ít nước sôi để nguội sẽ dễ sinh.
- Khó sinh và đau đớn vật vã rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ lẫn con, lấy ngay một chén nhỏ dầu mè, một chén nhỏ mật ong, sắc còn lại một chén thì dùng, chia làm 2 lần.
- Trường hợp nước ối cạn, lấy một bát dầu mè và mật ong như trên, nấu cho sôi trào 2-3 lần, vớt bỏ bọt, trộn vào 1 lạng hoạt thạch, uống lúc còn nóng. Bên ngoài lấy dầu và mật xát vào bụng trên (Không nên xát vào bụng dưới). Thuốc này vừa giúp hoạt thai, vừa lợi huyết.
6/ Sau khi sinh:
- Sau khi sinh không có sữa: có thể dùng các cách sau:
+ Không có sữa hoặc ít sữa: 1 chén gạo nếp, 1 thìa cà phê hạt mùi gà (hoặc 1 nắm lá mùi), nấu với 3 bát nước, thành cháo rồi ăn trong ngày (2 lần sáng và chiều), ăn xong dùng lượt thưa chải từ trên bầu vú xuống, rất công hiệu.
+ Sữa không thông: nấu nước đậu đỏ uống thay nước. Hoặc dùng 15-20g rau cỏ bợ khô sắc với khoảng 2.5 lít nước đến khi còn 1 bát thì chia uống 2 lần/ngày (cách nhau 4 giờ), đồng thời dùng vải bọc lấy bã còn đang nóng chườm xuôi từ trên xuống.
+ Không đủ sữa: Hạt mè rang chín với muối, giã nhỏ rồi chấm ăn với sôi hoặc cơm nếp.
+ Nghẽn tuyến sữa, đau nhức, làm mủ vỡ loét: Hạt mè tươi nhai nhuyễn, đắp lên, vài lần sẽ khỏi.
+ Cạn sữa: 6g quả mùi đun sôi với 100ml nước, uống 2 lần/ngày. Hoặc nấu cháo gạo nếp với hạt mùi ăn thường xuyên.
- Đái són sau khi sinh: 1 dạ dày lợn, 1 bong bóng lợn rửa sạch, lấy một bát gạo nếp nhồi vào trong bong bóng rồi nhét bong bóng vào trong dạ dày. Nấu với 2/3 xoong nước, 2 củ hành, 3 lát gừng, 1 nắm vỏ quýt, thêm ít muối nấu chín lên rồi ăn. Rất công hiệu.
- Sau khi sinh bị sót nhau :
+ 1/2kg đậu, nấu với 1 lít rượu, còn 1/2 lít, dùng 3 lần.
+ Lá rau ngót tươi 100g, giã nát cho vào 1 bát nước sôi đẻ nguội, vắt lấy nước cốt chia làm 2 lần uống (10-20 phút/lần). Đồng thời lấy bã rau ngót đắp vào gan bàn chân rồi băng lại. Sau 30 phút sẽ hết.
+ 7-8 hạt đậu đỏ, uống với nước.
- Ra mồ hôi nhiều sau khi sinh ; 1 nắm to rau sam thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt, pha với nước sôi để nguội, thêm ít muối uống vài làn thì khỏi.
- Sau khi sinh đi lỵ ra máu: Nước cốt rau sam đun sôi, hòa với 1 chén mật ong, uống vài lần là khỏi.
- Sau khi sinh, máu dồn lên mặt gây ngất xỉu : Kinh giới khô, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 7g hòa với nước tiểu đồng tiện ( bé trai).
- Sau khi sinh bị xây xẩm: Củ hành trắng, mật ong, tán nhuyễn, đắp vào rốn, rất công hiệu.
* Lưu ý: Những phương thuốc trên là những phương thuốc dân gian, khi dùng cần thận trọng, nếu nặng thì tốt nhất là đến bệnh viện để được chữa trị theo khoa học. Nếu có bất kỳ trường hợp nào sãy ra thì Chiến Võ Blog không chịu trách nhiệm.
__ Mai Hoa __
No comments:
Write nhận xét