Thursday 25 August 2016

PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA GEORGE SOROS

   Mỗi nhà đầu tư đều có một phương pháp quản trị rủi ro cho riêng mình. Nhà đầu tư bậc thầy George Soros cũng như vậy. Chìa khóa thành công của ông là "Tích cực quản lý rủi ro", đây là một trong năm chiến lược tránh rủi ro mà các nhà đầu tư bậc thầy sử dụng.

1. Không đầu tư nếu không phù hợp.

   Các nhà đầu tư thành công luôn đặt ra các tiêu chuẩn riêng, nếu thương vụ đầu tư nào không phù hợp với các tiêu chí họ đặt ra thì họ sẽ không đầu tư.

2. Giảm thiểu rủi ro.

   Đây là điểm cốt lõi trong toàn bộ phương pháp đầu tư của Warren Buffett. Như tất cả các nhà đầu tư bậc thầy khác, Buffett chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà  ông hiểu biết, những lĩnh vực nằm trong khả năng nhận thức và hành động của ông.

3. Tích cực quản lý rủi ro.

   Đây là phương pháp căn bản của một nhà đầu tư chứng khoán và cũng là bí quyết thành công của Soros.
Nhà đầu cơ bậc thầy - George Soros  - Nguồn Internet
   Quản lý rủi ro không đơn giản chỉ giảm thiểu rủi ro. Nếu bạn đã giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bạn có thể đi ngủ hoặc làm một chuyến đi nghỉ mát dài ngày. Như một số nhà đầu tư khác cho rằng "Đầu tư chứng khoán là một nghề nhàn rỗi".

   Trong khi đó, việc tích cực quản lý rủi ro đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối để theo dõi thị trường (đôi khi phải bám sát tình hình từng phút một), đồng thời có khả năng hành động tức khắc khi tới thời điểm phải chuyển hướng đầu tư (khi nhận ra sai sót, hoặc chiến lược không còn phù hợp). Đơn giản là vì "Thị trường luôn đúng".

   Khả năng xử lý rủi ro của ông đã hình thành và trở thành tính cách của ông từ thời lính Đức chiếm đóng Budapest (Hungary), khi rủi ro ông phải đối hàng ngày chính là cái chết. Chính cha ông đã dạy cho ông ba quy tắc về rủi ro - những điều mà đến tận bây giờ ông vẫn xem là kim chỉ nam cho mình. Đó là :



  • Chấp nhận rủi ro.
  • Khi chấp nhận rủi ro, không bao giờ cho phép bản thân đánh cược tất cả.
  • Không vội vàng bỏ cuộc.
  •  
       Năm 1987, từ suy đoán thị trường chứng khoán ở Nhật bị sụp đổ, Soros đã dùng nguồn vốn từ Quỹ Quantum (Do ông xây dựng và quản lý) với hy vọng có thể thu được lợi nhuận từ việc bán non chứng khoán ở Nhật để mua hợp đồng giao sau S&P ở New York. Nhưng vào "Ngày thứ Hai đen tối" 19/10/1987, tất cả những suy tính của ông bị sụp đổ. Trong một ngày, chỉ số Dow Jones tụt xuống mức kỷ lục 22,6%. Trong khi đó, ở Tokyo, chính phủ lại hỗ trợ cho thị trường. Chiến lược của ông thất bại ở cả hai thị trường.

       Sau vụ sụp đổ của thị trường, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí là không còn tiền để tiếp tục đầu tư. Nhiều nhà đầu tư còn không muốn nhắc đến vì thua lỗ quá nặng nề. Soros tuy đã thất bại nhưng ông lại thành công trong việc quản lý rủi ro khi bán tháo 5.000 hợp đồng giao sau S&P. Đặc biệt là thương vụ bán non đồng đô-la (sau hai tuần của "Ngày Thứ hai đen tối"). Quỹ Quantum đã kết thúc năm đó với mức tăng trưởng 14,5%. Và thương vụ này đã đi vào lịch sử, đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới.

       Như vậy, ta thấy rằng, Soros không hề nao núng trước những biến động xấu của thị trường. Ông luôn giữ "cái đầu lạnh" và nguyên tắc đầu tư của mình, đó là : thừa nhận sai lầm và sửa chữa sai lầm. Ông hiểu rằng "Sống sót là trên hết".

    4. Mức lợi nhuận bình quân (bình quân giá).

       Phương pháp này đơn giản là bình quân giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ: nếu tung đồng xu lên thì ta có xác xuất 50/50. Nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn biết cách nắm bắt tỷ lệ thành công cao hơn so với tỷ lệ rủi ro mà anh ta có thể gặp phải. 

    5. Đa dạng hóa danh mục.

       Phương pháp này cũng gần như là phương pháp bình quân giá, vì khi mua nhiều loại cổ phiếu sẽ giúp cho nhà đầu tư bù trừ các khoản lỗ ở những loại cổ phiếu khác. 

       Phương pháp này được nhiều nhà đầu tư ủng hộ nhưng cũng có không ít nhà đầu tư thành công không phản đối. Vì những nhà đầu tư thành công cho rằng mỗi vụ đầu tư đều được họ tính toán kỹ lưỡng, phải đáp ứng tiêu chuẩn riêng do họ đặt ra nên rủi ro là rất thấp, chính  vì vậy mà họ cho rằng đa dạng hóa danh mục sẽ làm giảm đi lợi nhuận do phân tán tài sản và chi phí phải trả cho mỗi lần giao dịch. Cũng có nhiều nhà đầu tư thành công cho rằng nên đa dạng hóa danh mục đầu tư khoảng từ 3 đến 4 loại cổ phiếu là hợp lý nhất. 

    No comments:
    Write nhận xét