Wednesday 17 August 2016

18 LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI CỦA NHÀ ĐÂU TƯ


  William J.O'Neil là một trong những nhà đầu tư dày kinh nghiệm và từng gạt hái nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ tại Phố Wall. Sau 35 năm nghiên cứu và đầu tư  trên  thị trường chứng khoán , ông đã đúc kết ra 18 lỗi phổ biến mà phần lớn nhà đầu tư thường hay mắc phải.


1. Không xác định được loại chứng khoán nào sẽ có mức tăng trưởng tốt.
   Đây là lỗi đa số nhà đầu tư mắc phải, họ cảm thấy lúng túng và cuối cùng họ chọn mua loại chứng khoán biến động rất bình thường

2. Mua những chứng khoán liên tục mất giá.
   Đây là cách đơn giản nhất để gặt hái ... thất bại. Nhà đầu tư dễ có cảm giác là họ đã kiếm được món hời khi mua những chứng khoán liên tục mất giá, vì họ cho rằng giá hiện tại là quá rẻ so với giá của chứng khoán đó ở thời điểm trước. Nếu họ không tìm hiểu cặn kẻ có thể mua phải những công ty đang bên bờ vực phá sản. Đây là sai lầm thường gặp của những người mới bắt đầu .

3.Càng mua càng khiến mức bình quân của mình giảm xuống.
  Nhà đầu tư thường mua cổ phiếu khi giá giảm để bình quân giá vốn đã bỏ ra trước đó. Nghĩa là đã mua cổ phiếu đó ở giá 60 vnđ, sau đó mua tiếp khi nó xuống 40 vnđ để bình quân giá vốn, giá bình quân là 50 vnđ.  Nếu giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống, không những số tiền mất từ khoản vốn trước mà cả ở khoản vốn sau cũng bị mất đi. Như vậy là mất lại thêm mất.

4. Mua những chứng khoán có mệnh giá thấp.

5. Quá nóng vội, muốn nhanh phát tài.
   Nhà đầu tư muốn thu lợi thật nhiều nhưng không bỏ công ra nghiên cứu, chuẩn bị một cách kỹ càng, cũng như không trang bị cho mình những kỹ năng cũng như phương pháp phân tích thiết yếu. Tóm lại là họ không hiểu mình đang làm gì, nên thất bại gần như là điều chắc chắn.

6. Mua bán theo kiểu tin đồn, mách nước, và các lời khuyên thiếu căn cứ.
   Nhà đầu tư chỉ nghe theo và hành động mà không tìm hiểu về cổ phiếu đó. Hiện nay thông tin từ mạng xã hội là rất nhiều, ngập tràn các trang mạng, nên nhà đầu tư phải biết chọn lọc cho riêng mình. Vì thông tin có thể là không đúng với sự thật, hay các nhà đưa tin là có mục đích xấu. Hay nghe theo lời khuyên của các "chuyên gia".....Trên thực tế, mặc dù thông tin là chính xác nhưng giá cổ phiếu đó vẫn đi ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư.Ví như cổ phiếu S99, kết quả kinh doanh quý 2/2016 có doanh thu và lợi nhuận tăng hơn gấp đôi so với quý 2/2015, và hơn gấp đôi so với quý 1 nhưng giá không những không tăng mà còn giảm xuống.

7. Mua chứng khoán hạng hai chỉ vì cổ tức hấp dẫn  hoặc tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E) thấp.
    Thật ra tiêu chí cổ tức không quan trọng bằng tiêu chí trên mỗi cổ phần. Thực tế cho thấy một cty trả cổ tức càng cao thì khả năng cty đó bị suy yếu càng lớn, vì cty phải trả lãi suất vay cao để bù đắp cho ngân quỹ bị hao hụt do việc trả cổ tức. Hơn nữa, sau khi trả cổ tức giá cổ phiếu sẽ bị giảm xuống rất sâu tương đương với số tiền nhận được (Chiến Võ đã có nói trong phần Cổ tức ở bài Tổng quan thị trường chứng khoán ). Nếu xét về tỷ giá P/E, thì một số cty kém cũng có P/E thấp.

8. Có thói quen mua cổ phiếu của những cty mà mình có lần nghe qua hoặc cty quen thuộc với mình.
  Việc trước đây từng biết đến cty nào đó , không đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nên  mua cổ phiếu của cty đó và coi đó là khoản đầu tư tốt.

9. Không có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin.

10. E ngại trước những cổ phiếu mới lên giá.

11. Cố giữ lại những chứng khoán đang mất giá.
  Nhà đầu tư cho rằng những tổn thất mà họ đang gánh chịu là không đáng kể và có thể chấp nhận được. Lẽ ra họ nên dứt khoát bán ra và chấp nhận thua lỗ. Thế nhưng họ đã hành động ngược lại, họ để cho cảm xúc cá nhân chi phối và tiếp tục chờ đợi với hy vọng mong manh là giá sẽ tăng trở lại. Kết quả là họ bị lỗ nhiều hơn.

12. Vội vàng bán những chứng khoán mới lên giá để thu lợi, trong khi không chịu bán những chứng khoán đang mất giá.
  Cách làm này hoàn toàn đi ngược lại quy trình đầu tư chuẩn. Oái oăm là nhà đầu tư bán chứng khoán thu về một khoản lợi nhỏ so với đà tăng của nó. Hay được gọi là "ăn non".

13. Quá quan tâm đến vấn đề thuế và hoa hồng.
  Nhiều trường hợp khi giá chỉ tăng một ít, nhưng đã cho chỉ báo bán, nhà đầu tư nên dứt khoát bán ra. Có những nhà đầu tư lo sợ thái quá rằng với khoản lợi nhuận ít ỏi đó không đủ bù cho các khoản phí phải trả.

14. Đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn mua một cách quá mức.

15.Ấn định giới hạn giá cho các lệnh mua bán của mình mà không muốn sử dụng lệnh thị trường.

16. Gặp khó khăn khi phải quyết định mua hay bán.
  Nói cách khác họ do dự và không điều khiển được suy nghĩ của mình. Họ cảm thấy thiếu tự tin vì họ không biết rõ mình đang làm gì. Họ không có sẵn các kế hoạch, nguyên tắc, quy định trong hành xử để định hướng. Vì vậy, họ không chắc chắn lắm nên làm gì tiếp theo.

17. Không chịu quan sát diễn biến chứng khoán một cách khách quan.
  Đa số nhà đầu tư ưa là theo sở thích cá nhân, nghĩa là thích dựa vào sự suy luận và những ý kiến chủ quan thay vì chú ý đến tín hiệu của thị trường, trong khi các tín hiệu đó luôn chính xác hơn những gì nhà đầu tư phán đoán.

18. Bị chi phối bởi những vấn đề ít quan trọng như việc tách cổ phần, thoái vốn, tăng cổ tức, các bản thông cáo hoặc những lời khuyên của các nhà môi giới.

No comments:
Write nhận xét